Giá vàng tăng trong phiên 25/1 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, khi các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm. Giá vàng giao tháng Hai tăng 10,8 USD, hay 0,59%, chốt phiên ở mức 1.852,5 USD/ounce.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm phiên thứ 7 trong 8 phiên vừa qua, cùng những căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng hỗ trợ giá vàng.
Giá kim loại quý này nhận được sự hỗ trợ khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vào ngày 25/1, hạ dự báo tăng trưởng năm nay.
Các giao dịch vàng trong phiên này tập trung vào cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), với một thông báo và một cuộc họp báo diễn ra sau khi thị trường chốt phiên 26/1.
Khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board công bố ngày 25/1 cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng giảm từ 115,2 trong tháng 12/2021 xuống 113,8 trong tháng 1/2022. Mức giảm nhẹ hơn so với dự báo khiến giá vàng chịu sức ép.
Trong phiên này, giá bạc giao tháng Ba tăng 9,6 xu Mỹ, hay 0,4%, lên 23,896 USD/ounce. Giá bạch kim giao tháng Tư tăng 5,2 USD, hay 0,51%, lên 1.025,5 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào đầu giờ sáng 26/1, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết tại thị trường Hà Nội ở mức 61,80-62,57 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Các tin, bài viết khác

Vàng thế giới tăng vọt “đẩy” giá vàng trong nước đi lên

Giá vàng SJC tăng nhẹ quanh mức 69,15 triệu đồng/lượng

Vàng trong nước liên tục đắt kỷ lục so với thế giới sẽ gây hệ lụy gì?

Vàng thế giới về gần mốc 1.800 USD/ounce, trong nước bất động đẩy chênh lệch giá lên mức cao

Vàng SJC đứng yên dù giá thế giới tăng nhẹ

Vàng SJC đi ngang, tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng

Vàng giảm, giá mua bán USD tiếp tục tăng

NHNN nâng giá bán USD hơn 200 đồng

Giá vàng trong nước bỏ xa giá thế giới: Cách nào thu hẹp chênh lệch?
